Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai – Nông nghiệp

CAO SU
Cao su là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao, mủ cao su dùng cho ngành công nghiệp chế tạo và gỗ cao su dùng cho ngành sản xuất đồ gỗ. ngành này có khả năng đem về dòng tiền cùng với lợi nhuận cao và ổn định khi đi vào khai thác.
Lợi thế của hoàng Anh Gia Lai là tìm được quỹ đất với chi phí thấp và có được đội ngũ cán bộ công nhân viên nông lâm nghiệp có tay nghề cao và dày dạn kinh nghiệm, đó là yếu tố chính quyết định sự thành công trong ngành cao su.

HAGL kiên định nguyên tắc và kỷ luật trong việc trồng và chăm sóc để đảm bảo đạt năng suất cao. HAGL luôn chú trọng khía cạnh kỹ thuật cũng như công nghệ: phân tích đất và sử dụng giống cây phù hợp, xây dựng và chuẩn hóa quy trình chăm sóc, sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel để phục vụ tưới tiêu và bón phân. Với nỗ lực trong việc trồng trọt và chăm sóc, HAGL có được tổng diện tích cao su 42.500 ha, phân bố tại Lào, Campuchia và Việt Nam.
Hiện tại, HAGL đang vận hành một nhà máy chế biến mủ cao su tại Lào với công suất 25.000 tấn/năm. để đáp ứng nhu cầu chế biến khi các diện tích cao su tại Việt Nam và Campuchia bước vào thời kỳ khai thác, HAGL sẽ xây dựng thêm 1 nhà máy chế biến mủ tại tỉnh Gia Lai, Việt Nam và 1 nhà máy tại Rattanakiri, Campuchia.
MÍA ĐƯỜNG
Mía đường là một ngành mà HAGL có nhiều lợi thế cạnh tranh. với diện tích canh tác hiện tại 8.000 ha và liền vùng, HAGL đã áp dụng máy móc thiết bị trong công tác trồng, chăm sóc và thu hoạch mía.
Hệ thống tưới Israel được lắp đặt đến từng hàng mía và cung cấp độ ẩm liên tục cho đất, giúp hAGL có thể trồng mía ngay trong mùa khô và cây mía có thể phát triển rất nhanh trong các tháng này nhờ quang hợp mạnh. Việc chuẩn bị đất và trồng mía được thực hiện hoàn toàn bằng máy. Công tác bón phân cũng được thực hiện tự động bằng cách hòa vào nước và thông qua hệ thống tưới đi đến từng hàng mía. Trong công tác thu hoạch, máy móc thiết bị cũng giúp HAGL tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí.
 

Nhờ áp dụng kỹ thuật canh tác khoa học và hiện đại, HAGL đạt năng suất mía cao và giá thành mỗi tấn mía thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của ngành. Đây là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công trong ngành mía đường.

Từ tháng 1/2013, HAGL đã vận hành ổn định nhà máy sản xuất đường với công suất 7.000 tấn mía/ngày và nhà máy nhiệt điện chạy bằng bã mía với công suất 30 MW. 
CỌ DẦU

Cây cọ dầu và sản phẩm dầu cọ đã được biết đến từ lâu trên thế giới. Trong đó, Indonesia và Malaysia là hai quốc gia có diện tích trồng cọ dầu lớn nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên, tại Việt nam, Lào hay Campuchia, việc trồng và khai thác cọ dầu vẫn còn rất mới mẻ.

Thời gian kiến thiết cơ bản của cây cọ dầu chỉ bằng một nửa so với cây cao su. Chỉ sau 30 tháng kể từ khi trồng, cây cọ dầu sẽ bắt đầu cho quả và được đưa vào khai thác. Chi phí đầu tư mỗi hecta cọ dầu cũng chỉ bằng khoảng 60 – 70% so với cây cao su.

Mỗi hecta cọ dầu dự kiến cho năng suất khoảng 30 tấn trái, hàm lượng dầu khoảng 24%. Với giá bán bình quân hiện tại dao dộng từ 750 USD – 950 USD/tấn dầu, một hecta cọ dầu mang lại hiệu quả kinh tế hơn hẳn một hecta cao su.

HAGL bắt đầu trồng thử nghiệm cây cọ dầu từ năm 2012 với diện tích 4.000 ha, đến nay đã trồng được 17.300 ha. Để nâng cao hiệu quả đầu tư, HAGL đã quyết định áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt Israel cho toàn bộ diện tích cọ dầu. Chính nhờ hệ thống tưới nhỏ giọt, việc tưới nước và bón phân qua đường ống được điều tiết linh hoạt giúp cây cọ dầu của HAGL sinh trưởng tốt và nhanh hơn. đến nay, tốc độ sinh trưởng của cây cọ dầu được các chuyên gia đánh giá còn cao hơn cả ở Malaysia, Indonesia và Thái Lan.
HAGL đang xây dựng nhà máy chế biến dầu cọ công suất 45 tấn quả tươi/giờ và dự kiến đưa vào hoạt động trong tháng 7/2015. Nhà máy này có thể chế biến 270.000 tấn quả tươi/năm, đủ phục vụ cho diện tích khoảng 9.000 ha. Trong tương lai, khi diện tích cọ dầu đi vào khai thác nhiều hơn, HAGL sẽ có kế hoạch nâng cấp nhà máy hiện tại hoặc xây dựng thêm các nhà máy chế biến mới phù hợp.
Với mục tiêu rút ngắn thời gian đầu tư, nhanh chóng tạo ra dòng tiền, cọ dầu là chương trình đầu tư đầy triển vọng của HAGL.
BẮP
Bắp là cây trồng ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. thời gian trồng và thu hoạch bắp chỉ trong vòng 100 ngày, do đó xoay vòng vốn nhanh, mang lại nguồn lợi lớn cho Tập đoàn.

Bắp là nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và công nghệ sinh học, nhiều nước đang sử dụng bắp để chế biến ethanol – năng lượng sạch của tương lai. Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mỗi năm Việt Nam cần hơn 2 triệu tấn bắp để sử dụng cho ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản. riêng trong năm 2014, Việt Nam đã nhập hơn 4,6 triệu tấn bắp, giá trị 1,2 tỷ đô la mỹ, tăng gấp 2,11 lần về lượng và gần 1,8 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Do đặc tính sinh học, cây bắp có bộ rễ nông chỉ trồng được vào mùa mưa. Tuy nhiên, nhờ vào việc áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt Israel, HAGL đã giải quyết được bài toán tưới tiêu và có thể trồng bắp cả vào mùa nắng. Khi trồng cây bắp vào mùa nắng do quang hợp mạnh, cây bắp sinh trưởng tăng 30%, từ đó năng suất tăng lên đáng kể. Ngoài ra, nhờ việc cơ giới hóa toàn bộ từ khâu gieo hạt cho đến khâu thu hoạch bắp nên giảm chi phí nhân công, hạ giá thành sản xuất và giúp nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
Trong năm 2014, HAGL đã tiến hành trồng đại trà trên diện tích 5.000 ha bắp tại Lào và Campuchia. Vụ mùa vừa qua, năng suất bắp đạt bình quân 10 tấn/ha/vụ.
CHĂN NUÔI BÒ

Với lợi thế về quỹ đất lớn, nguồn thực phẩm sẵn có dồi dào từ những cánh đồng cỏ bát ngát, từ cây bắp, cọ dầu, mía đường… cũng như kinh nghiệm áp dụng công nghệ cao vào ngành nông nghiệp, haglquyết định đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi bò thịt và bò sữa tiên tiến, năng suất cao.

Cụ thể hơn, bò có xuất xứ từ Úc sau khi được các chuyên gia chọn lựa giống kỹ càng, tầm soát dịch bệnh mới được nhập vào Việt Nam, sau đó nuôi tại các nông trại được xây dựng tại tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk của Việt Nam, Attapeu (Lào) và Rattanakiri (Campuchia). Ông Đoàn Nguyên đức – Chủ tịch Tập đoàn HAGL, khẳng định: “Với thức ăn có nguồn gốc tự nhiên, nguồn nước sạch tại những trang trại xây dựng theo những tiêu chuẩn tiên tiến trên thế giới, HAGL cam kết tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Với đầu vào rẻ nhờ tận dụng lợi thế sẵn có về nguồn thức ăn, giá thành đầu ra cũng sẽ rất cạnh tranh so với thị trường, đồng thời các rủi ro gần như không đáng kể”. Trong định hướng chiến lược, HAGL sẽ đầu tư các dự án chăn nuôi bò với tổng vốn khoảng 6.300 tỷ đồng, được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn một được triển khai với mức đầu tư 2.517 tỷ đồng, giai đoạn hai khoảng 3.783 tỷ đồng. Dự kiến tổng số lượng đàn bò thịt và bò sữa là 236.000 con, trong đó 120.000 con bò sữa, 116.000 con bò thịt. Diện tích đất sử dụng ban đầu khoảng 4.000 ha, trong đó diện tích trồng cỏ 3.400 ha và 600 ha xây dựng hạ tầng phục vụ chăn nuôi. Đến nay, tổng đàn bò của Tập đoàn đã nhập hơn 43.500 con và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên theo kế hoạch kinh doanh đã đề ra.

Để thực hiện dự án, HAGL đã ký hợp tác liên minh với hai đối tác chiến lược là Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng NutiFood xây dựng nhà máy chế biến sữa với công suất trên 500 triệu lít/năm tiêu thụ toàn bộ nguồn sữa do HAGL cung ứng và Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN) là đơn vị cung cấp thịt bò sạch từ các trang trại của HAGL ra thị trường.