Đến tham dự tại buổi chuyển giao có PGS.TS Phùng Thăng Long – Phó Hiệu trưởng nhà trường và đại diện phòng KHCN&HTQT. Về phía nhóm nghiên cứu có thầy Lê Văn Bảo Duy – Khoa Thủy Sản cùng các cộng sự. Bên cạnh đó, buổi chuyển giao cũng được diễn ra với sự tham gia, quan sát của đoàn cán bộ, giảng viên Đại học Công nghệ Rajamangala Tawan-ok, Thái Lan đang có đợt học tập, làm việc tại trường.
Thầy Lê Văn Bảo Duy giới thiệu về thành công đạt được cho nhóm cán bộ, giảng viên Rajamangala Tawan-ok
Trong những năm qua, với định hướng, chủ trương các hoạt động NCKH của cán bộ nhà trường phải gắn liền với thực tiễn sản xuất, tiến đến phải có từ 8-10 sản phẩm được thương mại hóa vào năm 2020, trường ĐHNL Huế đã nỗ lực không ngừng để phát triển hoạt động này. Dự án sản xuất thử nghiệm giống cá dìa sinh sản nhân tạo là một trong 3 dự án sản xuất thử nghiệm đầu tiên do giảng viên nhà trường chủ trì thực hiện.
Hiện nay, sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá dìa là một trong những thách thức không nhỏ đối với nghề nuôi cá biển Việt Nam trong nhiều năm qua. Nguyên nhân chính được cho là liên quan đến chất lượng nguồn nước, nhu cầu dinh dưỡng và sự xuất hiện dịch bệnh.
Sau một thời gian dài, thử nghiệm từ khoảng năm 2014 và gặp không ít khó khăn thì đến nay nhóm đã bước đầu có được những thành công và bắt đầu tiến hành sản xuất đại trà để bán cho người dân.
Trong quy trình này, cá bố mẹ được nuôi vỗ hoàn toàn trong bể khép kín. Với quy trình nuôi vỗ đã được chuẩn hóa lần này, đàn cá bố mẹ hiện nay có thể sinh sản quanh năm (6-8vụ/ năm), kể cả khi trái mùa, khả năng cung cấp khoảng 5-10 vạn giống/vụ. Tỉ lệ sống hiện tại từ khi nở đến con giống khoảng 15% (ở Philippines theo báo cáo năm 2009 chỉ đạt 1%).
Hiện nay, sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá dìa là một trong những thách thức không nhỏ đối với nghề nuôi cá biển Việt Nam trong nhiều năm qua. Nguyên nhân chính được cho là liên quan đến chất lượng nguồn nước, nhu cầu dinh dưỡng và sự xuất hiện dịch bệnh.
Sau một thời gian dài, thử nghiệm từ khoảng năm 2014 và gặp không ít khó khăn thì đến nay nhóm đã bước đầu có được những thành công và bắt đầu tiến hành sản xuất đại trà để bán cho người dân.
Trong quy trình này, cá bố mẹ được nuôi vỗ hoàn toàn trong bể khép kín. Với quy trình nuôi vỗ đã được chuẩn hóa lần này, đàn cá bố mẹ hiện nay có thể sinh sản quanh năm (6-8vụ/ năm), kể cả khi trái mùa, khả năng cung cấp khoảng 5-10 vạn giống/vụ. Tỉ lệ sống hiện tại từ khi nở đến con giống khoảng 15% (ở Philippines theo báo cáo năm 2009 chỉ đạt 1%).
Các bước chọn lọc và đóng gói trước khi xuất bán
Được biết, đây là lần đầu tiên ở nước ta, có một quy trình sinh sản nhân tạo và sản xuất giống cá dìa với tỷ lệ cá sống cao và ổn định, sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường kể cả về chất lượng và giá cả.
Thành công này mang lại tính chủ động trong việc nuôi loại cá này. Bởi, bà con sẽ không còn phụ thuộc vào nguồn giống được khai thác từ tự nhiên chỉ xuất hiện 1-2 lần trong năm và số lượng cũng đang giảm đi nhanh chóng do quá trình ô nhiễm biển hiện nay.
Thành công này mang lại tính chủ động trong việc nuôi loại cá này. Bởi, bà con sẽ không còn phụ thuộc vào nguồn giống được khai thác từ tự nhiên chỉ xuất hiện 1-2 lần trong năm và số lượng cũng đang giảm đi nhanh chóng do quá trình ô nhiễm biển hiện nay.
Xuất bán cho bà con nông dân nuôi thí điểm.
Tại buổi chuyển giao, nhóm đã bán được 4.000 con giống đầu tiên cho một số hộ nông dân lại xã Phú Tân, Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế; Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư Quảng Trị 1000 con.
Kết thúc buổi chuyển giao, nhóm nghiên cứu cùng các hộ dân đã cùng với bà con nông dân thả nuôi lứa cá giống đầu tiên trong môi trường tự nhiên.
Kết thúc buổi chuyển giao, nhóm nghiên cứu cùng các hộ dân đã cùng với bà con nông dân thả nuôi lứa cá giống đầu tiên trong môi trường tự nhiên.
Quang cảnh nơi thả nuôi ngoài tự nhiên.